Breaking News

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Lý do nào khiến trọng tài V-League mắc sai lầm

Chất lượng về chuyên môn của các trọng tài tại V-League luôn là đề tài nhận được rất nhiều sự quan tâm từ NHM trong nhiều năm qua. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Vòng đấu cuối tuần qua trở nên nóng hơn với sự cố "bẻ còi" trên sân Long An ở phút thứ 67 khi trọng tài Trần Văn Lập ban đầu công nhận, rồi sau đó nhan dinh bong da hom nay lại từ chối bàn thắng của đội Long An khiến đội chủ nhà thất trận trước Thanh Hóa, qua đó gần như nhấn chìm những nỗ lực cuối cùng của đội chủ nhà trong cuộc chiến trụ hạng ở mùa giải năm nay.

Trọng tài - Đề tài muôn thuở tại V-League.

Đây không phải là lần đầu tiên V-League 2017 chứng kiến những sự cố nghiêm trọng của các ông vua sân cỏ, làm ảnh hưởng đến kết quả của các trận đấu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của các trọng tài ở V-League?

Lỗi nhận định hay bệnh tư tưởng?

Phần lớn các đội bóng sau khi nhận sự thua thiệt từ tiếng còi méo của trọng tài thường ít khi cho rằng sai lầm của các ông vua sân cỏ là ở khía cạnh chuyên môn (lỗi nhận định kqbd), mà thường nhấn mạnh đến khía cạnh “có vấn đề tư tưởng”. Thế nào là một tiếng còi “có vấn đề về tư tưởng” thì chắc cũng không cần giải thích gì nhiều thêm, khi từ lâu nó trở thành cụm từ quen thuộc ám chỉ trọng tài cố tình thổi “méo” để dìm đội này, nâng đội kia, chứ không hẳn do mắt kém, chuyên môn yếu.

Rất khó để thuyết phục các đội bóng tin rằng sai lầm đơn thuần chỉ là do chuyên môn của các trọng tài.

Dấu hỏi cho chất lượng trọng tài


Thực tế ty le bong da ở V-League năm nay, Ban trọng tài đã đôn một số trọng tài trẻ lên bắt ở sân chơi số 1 của bóng đá Việt Nam. Ngoài ra, một số trọng tài ít được bắt chính ở mùa giải trước cũng đã được bố trí cầm còi khá nhiều trận đấu ở mùa này. Tuy nhiên, có vẻ như việc “đôn” nhiều trọng tài chưa có nhiều kinh nghiệm từ hạng dưới lên điều khiển V-League đã khiến cho các ông vua sân cỏ bị khớp và liên tục mắc lỗi trong giai đoạn vừa qua, khiến cho các cầu thủ, các đội bóng, các HLV cũng như khán giả trên sân la ó, phản đối.

Chất lượng của các trọng tại V-League thật sự là quá kém?

Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến việc các trọng tài mắc nhiều sai lầm ở mùa giải năm nay có lẽ một phần là do những bản án kỷ luật dành cho các ông vua sân cỏ trong giai đoạn vừa qua có phần nhẹ hơn so với ở mùa giải trước nên chưa thực sự có tác dụng thực sự răn đe, cảnh cáo. Thực tế cho thấy hầu hết các bản án chỉ dừng lại ở mức "treo còi" một vài trận hoặc nặng nhất là chuyển xuống làm việc tại giải hạng Nhất. Trong khi đó ở các mùa giải trước, Hội đồng trọng tài quốc gia đã mạnh dạn thẳng tay loại một số trọng tài ra khỏi đời sống bóng đá Việt Nam vĩnh viễn do liên quan đến việc thổi ép các đội bóng khác

Xem ra việc tìm giải pháp giúp các trọng tài giảm thiểu các sai lầm là một việc không đơn giản, nhất là trong bối cảnh hiện tại khi mà áp lực lên các ông vua sân cỏ đang ngày càng trở nên lớn hơn. Phải chăng đó cũng chính là lý do khiến VPF quyết định mời trọng tài ngoại trong các trận đấu quan trọng ở những vòng đấu cuối cùng của V-League 2017?

Công tác trọng tài lại dậy sóng ở giai đoạn nhạy cảm nhất của cuộc đua vô địch V-League 2017 khi nhiều đội bóng bức xúc, thậm chí phản ứng lại bằng bạo lực sân cỏ.

Chiều tối 29/10, đội khách Quảng Nam đã trở lại ngôi đầu V-League 2017 sau chiến thắng 2-0 trước SHB Đà Nẵng chỉ còn chơi 9 người trên sân kể từ giữa hiệp 2. Như vậy chỉ trong 3 ngày, ngôi đầu V-League 2 lần thay đổi chủ khi FLC Thanh Hóa vượt mặt Hà Nội nhưng cuối cùng Quảng Nam mới là đội dẫn đầu sau vòng 23.

Trước khi trận đấu giữa SHB Đà Nẵng - Quảng Nam diễn ra, nhiều người bán tín bán nghi về việc Quảng Nam sẽ có đủ 3 điểm để trở lại ngôi đầu. Xét về thực lực, SHB Đà Nẵng không hề lép vế nhưng ở thời điểm cuối mùa giải, những vấn đề xung quanh chuyện "một ông chủ nhiều đội bóng" lại được đồn râm ran.

Diễn biến trận đấu cũng cho thấy nếu đá sòng phẳng, chủ nhà có lẽ đã không cho Quảng Nam vượt lên. Điều đáng nói là sau một vài tình huống bỏ lỡ cơ hội ghi bàn, SHB Đà Nẵng tự khiến họ bất lợi bằng 2 tình huống đánh nguội thô thiển của Gaston Merlo và Gramoz Kurta. SHB Đà Nẵng sau đó chỉ còn 8 cầu thủ đá trên sân vì Võ Huy Toàn bị đau không chạy được, trong khi HLV Lê Huỳnh Đức hết quyền thay người. Rất đông người hâm mộ Đà Nẵng đã ngán ngẩm bỏ về sớm.

Việc rút 2 thẻ đỏ để trừng phạt những cái đầu nóng ở trận đấu trên sân Hòa Xuân đã giúp tổ trọng tài được nhận xét là hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn được dư luận bức xúc vì công tác trọng tài ở vòng 23 có quá nhiều bất cập. Thậm chí, chính Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) Cao Văn Chóng cũng nhận xét: "Công tác phối hợp trọng tài trên sân không tốt".

Ở trận đấu trên sân Tân An mà trọng tài Trần Văn Lập công nhận rồi từ chối bàn thắng của Long An ghi vào lưới đội đang đua tranh ngôi vô địch là FLC Thanh Hóa, ông Chóng cho rằng: "Khoan đề cập đến pha bóng đó có việt vị hay không do chúng tôi chưa kịp kiểm tra băng hình và báo cáo từ các giám sát, tổ trọng tài nhưng rõ ràng việc phối hợp giữa trọng tài chính và trợ lý trọng tài như thế là rất kém. Về luật, trọng tài hoàn toàn có quyền thay đổi quyết định khi bóng chưa vào cuộc trở lại. Nhưng sự thay đổi đó phải xuất phát từ chính bản thân các trọng tài chứ không phải khi cầu thủ phản ứng rồi mới tiến hành hội ý để thay đổi quyết định."

Theo ông Chóng, quyết định như vậy chẳng khác nào khuyến khích các đội cứ phản ứng mỗi khi đội nhà gặp tình huống bất lợi. "Việc có kỷ luật trọng tài, trợ lý trọng tài ở sân Long An hay không sẽ do ban trọng tài quyết định. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại băng kỹ thuật, dù tình huống đó có việt vị hay không thì chúng tôi cũng sẽ có ý kiến với ban trọng tài" - ông Chóng cho biết.

Kết quả các trận đấu khác tối 29-10: B.Bình Dương - XSKT Cần Thơ 1-1, TP HCM - Sài Gòn 1-3.
Liên kết site:
Copyright 2017 © by Tinkeobongda.blogspot.com/